Ngôn ngữ:
GIÁ BÁN LẺ GAS THÁNG 10/2024
Khu vực
Bình 12kg
Bình 45kg
418.000
1.567.500
418.000
1.567.500
419.000
1.571.250
419.000
1.571.250
422.200
1.583.250
422.200
1.583.250
422.200
1.583.250
423.200
1.587.000
423.200
1.587.000
423.200
1.587.000
423.200
1.587.000
427.200
1.602.000
427.200
1.602.000
427.200
1.602.000
427.200
1.602.000
445.200
1.669.500
445.200
1.669.500
428.904
1.608.390
402.204
1.508.265
395.508
1.483.155
395.508
1.483.155
395.148
1.481.805
400.140
1.500.525
395.148
1.481.805
400.140
1.500.525
417.780
1.566.675
397.900
1.492.600
407.900
1.529.600
437.900
1.642.600
422.900
1.585.600
427.900
1.604.600
427.900
1.604.600
462.152
1.734.405
462.152
1.734.405
466.916
1.750.935
466.916
1.750.935
462.048
1.732.665
466.916
1.750.935
451.608
1.716.015
462.512
1.734.405
444.516
1.666.920
461.012
1.728.780
462.512
1.734.405
462.512
1.734.405
462.512
1.734.405
462.512
1.734.405
462.512
1.734.405
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập29
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm27
  • Hôm nay3,854
  • Tháng hiện tại53,199
  • Tổng lượt truy cập17,021,333

PV GAS LPG - HƯỚNG DẪN AN TOÀN CHUNG KHI SỬ DỤNG LPG (GAS)

Thứ sáu - 13/08/2021 10:45
HƯỚNG DẪN AN TOÀN CHUNG KHI SỬ DỤNG LPG (GAS)
 
A. Hiểu biết an toàn chung khi sử dụng LPG (Gas):
1. Định nghĩa LPG (Gas):
Khí dầu mỏ hoá lỏng (LPG) là sản phẩm hydrocacbon có nguồn gốc dầu mỏ với thành phần chính là propan (C3H8) hoặc butan (C4H10) hoặc hỗn hợp của cả hai loại này. Tại nhiệt độ, áp suất bình thường các hydrocacbon  này ở thể khí và khi được nén đến một áp suất nhất định hoặc làm lạnh đến nhiệt độ phù hợp thì chúng chuyển sang thể lỏng.
2.Tính độc hại:
LPG hoàn toàn không gây độc hại cho người, không gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, do hơi LPG nặng hơn không khí, nếu hơi LPG rò rỉ trong môi trường kín sẽ chiếm chỗ của không khí và có thể gây ngạt. LPG còn là nhiên liệu rất sạch, hàm lượng lưu huỳnh thấp (< 0,02%), khi cháy chỉ tạo ra khí cácbonic (CO2) và hơi nước, lượng khí độc (SO2, H2S2, CO) của quá trình cháy rất nhỏ, không gây ảnh hưởng đến môi trường.
3. Mùi vị:
  • LPG ở thể lỏng và hơi không màu, không mùi. LPG được sử dụng phần lớn cho mục đích thương mại, vì lý do an toàn, LPG được pha thêm chất tạo mùi để dễ phát hiện khi có rò rỉ. Phần lớn các tiêu chuẩn an toàn đều qui định chất tạo mùi phải được pha chế với nồng độ thích hợp sao cho có thể phát hiện được trước khi hơi gas rò rỉ đạt nồng độ 1/5 giới hạn cháy nổ dưới (LEL).
  • LPG thương mại thông thường được pha thêm chất tạo mùi Etylmecaptan và khí này có mùi đặc trưng, hòa tan tốt trong LPG, không độc, không ăn mòn kim loại và tốc độ bay hơi gần LPG nên nồng độ chất tạo mùi trong LPG không đổi trong quá trình sử dụng chai chứa LPG.
4. Màu sắc:
LPG không màu ở cả pha lỏng và pha hơi. Khi xảy ra rò rỉ hoặc chất lỏng, hoặc hơi, không khí xung quanh phải được làm lạnh và nồng độ hơi  nước có thể tập trung lại, tạo thành màu  trắng xung quanh khu vực xảy ra rò  rỉ.

5. Các nguy cơ gây mất an toàn:

  • LPG là một chất dễ cháy và có thể nổ khi hỗn hợp với không khí. Khi tích tụ trong không gian kín gây nguy cơ cao về cháy nổ.
  • LPG ở thể khí nặng hơn không khí, dòng khí LPG có thể lan xa, tiếp xúc với các nguồn lửa và lan ngược trở lại bồn hoặc chai chứa
  • LPG chứa trong các bình và bồn kín thường tồn tại ở dạng khí hóa lỏng, khi hấp thụ nhiệt từ bên ngoài (ánh nắng, nhiệt từ ngọn lửa, các nguồn nhiệt khác), áp suất bên trong bồn hoặc chai sẽ tăng lên có thể gây nguy hiểm.
6. Các ảnh hưởng LPG đối với sức khỏe:
  • LPG không độc, LPG là chất gây ngạt. Nồng độ LPG quá cao có thể chiếm chỗ của Oxy trong không khí và gây ngạt.
  • LPG lỏng có thể gây hiện tượng bỏng lạnh. Nếu bỏng nhẹ có thể gây tê cóng, đau nhói như kim châm và ngứa ở vùng da bị bỏng. Nếu bỏng nặng sẽ có cảm giác cháy rát, da bị bợt trắng hoặc có màu vàng. Vùng da bị bỏng bị phồng giộp và có thể bị hoại thư.
  • LPG lỏng phun vào mắt có thể gây đóng băng tại mắt và gây mù.
B. Lắp đặt và sử dụng gas an toàn trong gia đình:
1. Lắp đặt bình gas dân dụng 12kg:
  • Bình gas phải được lắp đặt ở trạng thái thẳng đứng khi sử dụng.
  • Phải để nơi thoáng khí dễ thấy.
  • Phải cách xa nguồn nhiệt và nơi có thể phát sinh tia lửa (bếp gas, các thiết bị điện, ổ cắm, công tắc...) tối thiểu 1,5 m. 
image 20210812221644 7

Hình 1: Sơ đồ lắp đặt bình gas và bếp gas an toàn
  • Sau khi chọn được vị trí đặt bình gas, tiến hành lắp điều áp và nối ống mềm bằng kẹp. Điều áp trước khi lắp vào van của bình gas phải được kiểm tra và đặt ở trạng thái đóng. Với điều áp bình 12 kg loại van đứng “Compact” chỉ cần kéo vành nhựa phía dưới van và ấn van vào van bình gas. Sau đó ấn vành nhựa xuống, kiểm tra xem điều áp đã lắp đặt chưa bằng cách xoay và nhấc nhẹ điều áp lên, nếu thấy chặt và không bị rời ra thì điều áp đã được lắp đặt. 
image 20210812221644 8

Hình 2: Điều áp van đứng (Compact) bình gas 12kg
 
  • Lắp ống mềm dẫn gas vào điều áp: Kẹp chặt bằng kẹp ống mềm tiêu chuẩn và ống dẫn đến thiết bị sử dụng. Chú ý ống dẫn phải gọn gàng, tránh nguồn nhiệt, tránh dầu mỡ, hóa chất ăn mòn, gây lão hóa,...
  • Với van điều áp bình 12 kg loại van ngang “Pol”, có liên kết ren với van bình vặn bằng tay bằng ren trái: Khi lắp van điều áp này chỉ cần vặn ren điều áp trực tiếp vào van bình
 
image 20210812221639 3

Hình 3: Điều áp van ngang (Pol) bình gas 12kg

* Chú ý: Đa số sự cố rò rỉ gas trong bếp xảy ra ở mối liên kết giữa van điều áp và van bình. Do đó, khi lắp đặt mới hay khi thay bình gas bắt buộc phải kiểm tra mối liên kết van bình, van điều áp bằng nước xà phòng sau khi mở van bình để tăng áp tại mối nối.
2. Lắp đặt bếp gas dân dụng:
  • Bếp gas đặt ở nơi thông thoáng, nhưng tránh gió lùa trực tiếp, nơi ẩm ướt hoặc có hóa chất ăn mòn.
  • Bếp cách mặt tường các bên 15 cm, cách các vật treo phía trên tối thiểu 1,5 m.
  • Bếp không nên đặt gần cửa sổ vì gió to có thể làm tắt ngọn lửa mà người sử dụng không biết, gas tiếp tục xì ra và nếu có ngọn lửa thì rất nguy hiểm.
3. Sử dụng bếp gas tại gia đình:
  • Khi bật bếp, mở van bình/van điều áp trước, sau đó mới bật bếp. Khi tắt bếp thao tác ngược lại, đóng van bình/van điều áp trước, van bếp sau để gas trong đường ống cháy hết.
  • Khi bật bếp đánh lửa, bếp không cháy thì cần phải chờ phân tán hết hơi gas còn tập trung mới được bật lại tránh ngọn lửa bùng to nguy hiểm. Đặc biệt lưu ý điều này khi bật lò nướng: Phải mở cửa lò và kéo dài thời gian chờ bật lại vì không gian trong lò kín, hơi gas khó phân tán.
  • Nếu lửa tắt vì lý do nào đó mà người sử dụng không biết thì lập tức đóng van bình, mở rộng các cửa cho thoáng khí, cách ly an toàn với ngọn lửa trần. Tuyệt đối không bật lại bếp, bật quạt thông gió hay bất kỳ dụng cụ điện nào, tránh phát sinh tia lửa điện có thể làm gas bắt cháy. Chỉ bật lại bếp khi đã hết mùi gas.
C. Xử lý sự cố khi xảy ra rò rỉ gas hoặc hỏa hoạn:
1. Xử lý ban đầu khi có rò rỉ gas trên hệ thống:
  • Tắt ngay các nguồn lửa, tắt bếp gas, đóng khóa tất cả các van bình gas, van khóa gạt trên hệ thống
  • Yêu cầu những người không có nhiệm vụ bình tĩnh rời khỏi khu vực nguy hiểm.
  • Sử dụng các phương tiện để cách ly nguồn sinh lửa.
  • Tuyệt đối không sử dụng diêm, bật tắt công tắc điện, khởi động xe máy,...
  • Sử dụng máy điện thoại ngoài khu vực nguy hiểm để báo cho nhà cung cấp.
  • Mở cửa sổ, cửa ra vào để có độ thông thoáng lớn nhất.
  • Xử lý xong rò rỉ mới được sử dụng gas.
  • Cảnh giới tại khu vực bình gas rò rỉ, sử dụng máy điện thoại ngoài khu vực nguy hiểm để thông báo cho các cửa hàng, đại lý nơi cấp gas, hoặc cơ quan PCCC để có biện pháp xử lý.
2. Các hành động khẩn cấp khi phát hiện mùi gas:
  • Không bật tắt các thiết bị điện, không bật các nguồn lửa như: bếp gas, bật lửa...
  • Đóng van bình gas hoặc tháo điều áp đối với van bình tự đóng.
  • Cảnh giới và thông báo cho những người xung quanh biết đề ngăn ngừa hơi gas tiếp xúc với nguồn lửa, tia lửa điện.
  • Mở cửa thông thoáng tự nhiên khu vực rò gas để hơi gas phân tán (không dùng quạt điện và quạt thông gió chạy điện).
  • Với chỗ rò rỉ nhỏ cần tìm ngay vị trí rò bằng nước xà phòng và có biện pháp hạn chế lượng gas thóat ra ngoài (VD: dùng dây cao su cuộn chặt, dùng keo, xà phòng bịt chỗ rò rỉ...).
  • Gọi điện báo ngay cho cơ sở cung cấp gas để có giải pháp xử lý toàn diện, đảm bảo an toàn.
  • Nếu có điều kiện, người tiêu dùng nên sử dụng máy báo rò gas loại nhỏ cho gia đình, lắp trong hộc tủ bếp gần bình gas và phụ kiện, cách nền nhà 25cm.
3. Các hành động khẩn cấp khi xảy ra cháy:
  • Đóng van bếp hoặc van bình để cắt nguồn cung cấp Gas từ bình.
  • Chuyển bình Gas ra vị trí an toàn.
  • Nếu không thể di chuyển bình Gas ra khỏi vị trí an toàn, phải phun thật nhiều nước lên bình Gas để làm mát. Đây là nguyên tắc để hạn chế Gas xả ra từ van an toàn và đảm bảo kết cấu thép chịu được nhiệt độ cao, không bị phá hủy.
  • Báo động cháy, gọi điện ngay tới đội chữa cháy gần nhất, đồng thời dùng các trang thiết bị cứu hỏa để dập tắt ngọn lửa.
  • Khi đội cứu hỏa đến phải báo ngay địa điểm đám cháy, vị trí đặt bình Gas cũng như các vật liệu dễ cháy khác.
  • Nếu ngọn lửa đã dập tắt mà hơi Gas vẫn thoát ra thì tiếp tục xử lý như mục
D. Giới thiệu các thiết bị chính của hệ thống gas trong gia đình:
1. Bình gas 12kg (là nơi để tồn chứa LPG): Bình gas của Công ty Cổ phần kinh doanh LPG Việt Nam 12kg có trọng lượng gas là 12kg, vỏ bình khoảng 13kg. Bình gas 12kg phù hợp với hầu hết các hộ gia đình vì nó giúp tiết kiệm chi phí và ít phải thay đổi gas.
Binh 12

Hình 4: Bình gas 12kg của Công ty Cổ phần Kinh doanh LPG Việt Nam
 
2. Bếp gas (bếp gas là loại bếp sử dụng LPG làm nguồn nhiên liệu), có 2 loại bếp gas:
  • Bếp gas âm: là loại bếp gas có phần thân đặt chìm dưới nền bếp, phù hợp với không gian bếp nhỏ. Tiết kiệm diện tích nhờ thiết kế âm dưới nền bếp. Bếp được làm từ chất liệu bền, không bị oxy hóa, gỉ sét sau thời gian sử dụng, linh kiện kèm theo có độ bền cao, thiết kế bếp khá bắt mắt, đa dạng mẫu mã, kiểu dáng. Tích hợp nhiều tiện ích hiện đại, dễ dàng lau chùi và vệ sinh.
  • Bếp gas dương: là loại bếp gas có thiết kế nổi trên nền bếp, dễ lắp đặt, có thể di chuyển linh hoạt tới những vị trí mong muốn, thiết kế bếp đơn giản, dễ sử dụng.
  • Các thiết bị trên hệ thống giữa bình gas 12kg và bếp gas:
3. Điều áp: là từ gọi tắt của van điều áp (regulator). Nó có chức năng làm giảm áp suất gas trong bình đang ở mức rất cao mà hay thay đổi theo nhiệt độ (từ 4 đến 7kG/cm2) xuống mức rất thấp (0.03 kG/cm2) và duy trì ổn định áp suất thấp nhất đó đưa vào đường ống dẫn ra bếp.Van điều áp (gas) khác với van nước ở chỗ: Van nước chỉ có chức năng đóng - mở, van điều áp vừa đóng mở vừa điều chỉnh áp suất.Van điều áp tốt cho dòng gas vào bếp ổn định từ khi bình đầy cho đến khi hết gas. Van điều áp tốt được sản xuất bằng công nghệ và vật liệu tốt nên tuổi thọ của van kéo dài từ 5-10 năm sử dụng liên tục. Về hình thức, có 2 loại điều áp: van đứng (Compact), van ngang (Pol):
  • Điều áp van đứng (Compact), có đặc điểm: Tháo lắp nhanh, ngắt gas 2 lần khi đóng điều áp (sau nấu), sử dụng bền, ổn định. 
1

Hình 5: Điều áp van đứng (Compact)
  • Điều áp van ngang (Pol) có đặc điểm: Ngắt gas một lần, bằng cách vặn núm tay van đầu bình.  
2

Hình 6: Điều áp van ngang (Pol)
 
4. Ống dẫn gas: là loại ống được làm bằng cao su lưu hóa rất mịn, chịu nhiệt, khó cháy, có phụ gia đặc biệt chống chuột và chống côn trùng cắn (Hình 7).Khi đấu nối, loại ống này mút chặt và bám đều với đầu chờ của van điều áp và của bếp gas, không cho gas rò rỉ ra ngoài. Nếu bổ sung bằng kẹp để định vị hai đầu tiếp xúc này thì khi bếp bị dịch chuyển đầu ống gas không bị tuột vì vậy không bị rò rỉ gas.
image 20210812221639 5

Hình 7: Ống dẫn gas tiêu chuẩn dùng cho bộ bếp gas gia đình
 
5. Kẹp: Dùng để kẹp đầu ống dẫn gas với bếp gas, kẹp với 1 đầu của van điều áp. Kẹp đầu ống có vít xoắn có loại dùng tay hoặc có loại dùng tuốc-nô-vít để bổ sung lực ép đầu ống cao su vào hai đầu chờ của điều áp và của bếp. Kẹp tốt thường được làm bằng inox và khi được xiết chặt lực ép được phân phối đều xung quanh ống cao su không có chỗ “lỏi” nhờ đó làm tăng độ an toàn.
 
3

Hình 8: Một kiểu kẹp đầu ống bằng Inox phân phối đều lực ép quanh đầu ống
 
6. Hệ thống cảnh báo an toàn gas:
Hệ thống cảnh báo rò rỉ gas dùng cho hộ gia đình, khách sạn, nhà hàng, cơ quan, nhà máy,… được thiết kế hiện đại gồm 3 thiết bị là báo động khí gas, bộ điều khiển trung tâm và ngắt gas an toàn. Loại này có giá khá cao, khoảng 2-4 triệu đồng 1 bộ hoặc hơn tùy xuất xứ sản phẩm. Nguyên lý hoạt động: khi có khí gas rò rỉ bên ngoài môi trường thiết bị sẽ cảm ứng và báo động liên tục, đồng thời gửi tín hiệu về bộ điều khiển trung tâm, từ đây bộ điều khiển sẽ phát tín hiệu và tự ra lệnh ngắt gas.
 
image 20210812221644 12

Hình 9: Sơ đồ hệ thống cảnh báo an toàn gas
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây