Đối với nhóm doanh nghiệp có yếu tố Nhà nước, dẫn đầu về vốn hóa vẫn là những cái tên quen thuộc như Vietcombank (mã VCB), PV GAS (mã GAS), Vinamilk (mã VNM), Cảng Hàng không (mã ACV), Sabeco (mã SAB), đều có vốn hóa trên 150.000 tỷ đồng
Tổng giá trị vốn hóa của các doanh nghiệp tư nhân (không có cổ đông có yếu tố Nhà nước) bao gồm VIC, VHM, MSN, VRE, TCB, VJC, HPG, NVL, MWG đạt 1.193.016 tỷ đồng, chiếm 44% tổng giá trị vốn hóa của nhóm này.
Vingroup (mã VIC) tiếp tục là doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất thị trường với 413.223 tỷ đồng, tăng mạnh trong 8 tháng đầu năm nhờ diễn biến tích cực của cổ phiếu VIC trên thị trường. Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng 8, cổ phiếu VIC dừng ở mức 123.500 đồng/cổ phiếu, tăng 30% so với thời điểm đóng cửa phiên giao dịch cuối cùng của năm 2018.
Nhìn xa hơn, những doanh nghiệp tư nhân niêm yết từ khá sớm như Vingroup, Masan Group (mã MSN) hay Hòa Phát (mã HPG) đều có những bước tiến dài về vốn hóa trong vài năm trở lại đây.
Trong khi đó, nhóm doanh nghiệp tư nhân“mới nổi” như Vinhomes (mã VHM), Vincom Retail (mã VRE), Techcombank (mã TCB), Vietjet Air (mã VJC) hay Masan Consumer (mã MCH) cũng nhanh chóng có mặt vào danh sách những doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất thị trường dù mới lên sàn trong giai đoạn 2017 – 2018.
Doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng vốn hóa nhanh nhất kể từ đầu năm 2019 là Viettel Global (mã VGI) với mức tăng 168% lên 80.553 tỷ đồng.
Thực tế, giá trị vốn hoá thị trường phản ánh giá cổ phiếu của một công ty, trong khi giá này có thể thay đổi theo kì vọng của các nhà đầu tư. Giá trị này có thể biến động do một số nguyên nhân khác ngoài kết quả hoạt động kinh doanh như việc mua lại một doanh nghiệp khác, bán bớt một số bộ phận của tập đoàn, hay mua lại chính cổ phiếu của mình trên thị trường chứng khoán…
Nguồn tin: www.pvgas.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn